Khi internet được tạo ra vào đầu những năm 1980, chỉ một số ít người có thể đoán trước được sự phát triển nhanh chóng của nó như ngày nay. 

Máy tính để bàn và máy tính xách tay (laptop) là những thiết bị kết nối internet đầu tiên. Sau đó với sự phát triển của điện thoại di động và các phụ kiện liên quan giúp mọi người có thể kết nối internet bất cứ lúc nào, bất kể nơi đâu. 

Từ năm 2010 chúng ta đã chứng kiến cuộc cách mạng tiếp theo của kết nối được gọi là internet kết nối vạn vật (internet of things) hay gọi tắt là IoT. Nhiều thiết bị điện tử, đồ dùng nhà cửa, và các phụ kiện di động hiện nay được kết nối internet. Hơn nữa, những vật dụng IoT còn có thể điều khiển được như tắc mở, cài đặt hàng km bằng điện thoại thông minh. 

Nhờ vào Helium Network, con người từ khắp nơi trên thế giới có thể trở thành một phần hoặc hưởng lợi từ hệ thống mạng không dây phi tập trung lớn nhất mà chúng ta biết ngày nay. Vì thế hãy cùng nhau tìm hiểu chính xác nó hoạt động thế nào và IoT giúp cuộc sống chúng ta dễ dàng hơn và tốt hơn ra sao. 

IoT là gì?

IoT cho phép những thiết bị phổ biến kết nối internet, tải và chia sẻ dữ liệu của chúng ta. Nó giúp con người hiểu được cách thức hoạt động của những vật dụng này và họ sử dụng chúng vào công việc hàng ngày như thế nào. 

Nó là một mạng lưới khổng lồ kết nối những đồ vật như máy lạnh của bạn. Thay vì mở máy lạnh cả ngày để phòng mát mẻ khi bạn đi làm về thì IoT giúp bạn điều khiển nó từ xa. Bạn có thể mở nó trên điện thoại bất cứ khi nào cần thiết. Bạn tiết kiệm được  tiền điện mà vẫn giữ phòng mát khi về nhà là nhờ IoT. 

Khi bạn đang trên đường, xe của bạn có thể xử lý được lộ trình, đề nghị cách đi ngắn nhất, báo cho bạn biết nếu có kẹt xe phía trước. Hơn thế nữa, những cảm biến khác đang để mắt tới động cơ và hiệu suất hoạt động của nó. Trong lúc đó thì đồng hồ thông minh đang theo dõi sức khoẻ của bạn. Nó cũng có thể báo bạn biết nếu có cuộc gọi hoặc tin nhắn. Nó cũng nhắc bạn thời gian của cuộc hợp sắp tới. 

Các thiết bị thông minh giao tiếp với nhau như thế nào?

Nhờ IoT mà các thiết bị thông minh có thể kiểm tra và nghiên cứu môi trường xung quanh. Chúng có thể hợp tác và chia sẻ dữ liệu với nhau. Nhưng chúng giao tiếp bằng cách nào?

Có 2 phần trong thiết bị IoT: phần chung và phần cảm biến. 

Phần chung là những thiết bị và đồ vật thông minh có kết nối với internet có dây hoặc không dây (wifi). Những bộ cảm biến khác nhau được cài vào phần chung được gọi là phần cảm biến, nó có thể đo được hầu như mọi thứ như: nhiệt độ, độ sáng, độ ẩm, áp lực, thời gian v.v…

Phần cảm biến phát ra các dữ liệu cung cấp bởi phần chung. Các thông tin này được tập hợp lại, xử lý và tải lên hệ thống lưu trữ điện toán đám mây. Những phân tích chuyên sâu được thực hiện trên dữ liệu đó để xuất ra những thông tin hữu ích rồi được các ứng dụng thông minh chia sẻ cho người chủ. 

Sau đây là ví dụ đơn giản về IoT giúp bạn cải thiện trải nghiệm với máy lạnh. Các phần cảm biến được đặt vào máy lạnh để đo lường hiệu quả hoạt động thực tế. Những dữ liệu này được công ty cung cấp máy lạnh thu thập và xử lý. Nếu máy lạnh có vấn đề thì họ sẽ báo cho bạn trước khi bạn nhận ra nó. 

Như bạn thấy đó, IoT có thể hỗ trợ bạn trong cuộc sống hàng ngày để bạn có thời gian tập trung vào những chuyện thật sự quan trọng. Năm 2018 có khoảng 23 tỉ thiết bị IoT trên toàn cầu. Người ta ước tính vào cuối năm 2021 là 50 tỉ, và hơn 80 tỉ vào năm 2025. 

Đôi nét về Helium Network 

Helium là mạng 5G ngang hàng phi tập trung ra đời vào năm 2013. Ý tưởng ban đầu là tạo ra mạng lưới của những thiết bị internet ngang hàng không dây cho thị trường giao tiếp trực tuyến. Nhưng sau đó IoT nổi lên nên họ đã chuyển sang tập trung vào công nghệ này. 

Mãi đến 2017, nhóm phát triển quyết định tạo ra tiền kỹ thuật số của riêng họ như một mô hình khuyến khích mạng lưới Helium. Kết quả là $Hnt được ra đời vào năm 2019.

$Hnt là gì?

Nó là token của hệ sinh thái Helium blockchain. Tổng cung của nó là 223 triệu $Hnt, lượng cung lưu thông là 103.106.807,3 $Hnt. Nó có cơ chế giảm phân tự nhiên như Bitcoin. Lượng $Hnt được khai thác sẽ giảm phân nửa sau mỗi 2 năm, cho đến khi khai thác toàn bộ $Hnt. 

Helium Network cũng có cơ chế đốt token bằng hình thức phí giao dịch, cũng là một hình thức giảm phát để tăng giá token.

Ngày 01/8/2021 $Hnt đã giảm phân lần đầu tiên và từ đó đến nay giá từ 13 USD tăng lên khoảng 40 USD ở thời điểm hiện tại.